Truyền thông Bà_chúa_Tuyết

Phát hành tem

Tem đã phát hành ở Đức vào năm 1972 dựa trên nội dung câu chuyện bà Chúa Tuyết.

Bên phải là tem đã phát hành ở Đức vào năm 1972.[9] Trên mỗi con tem là hình ảnh dựa theo nội dung câu chuyện bà Chúa Tuyết, phía dưới có ghi dòng chữ "Die Schneekönigin von H.Chr.Andersen" cùng mệnh giá tương ứng của từng con tem. Sau đây là mô tả hình ảnh từng con tem:

  • Tem có mệnh giá 5 penny: Kay bị mảnh gương vỡ rơi vào mắt và tim, từ đó lãnh đạm với mọi người xung quanh, kể cả Gerda và bà của em.
  • Tem có mệnh giá 10 penny: Cậu bé bị bà Chúa Tuyết mê hoặc và em đã đi đến xứ sở băng giá của bà.
  • Tem có mệnh giá 15 penny: Gerda ở trong khu vườn của bà lão có phép lạ và trò chuyện với các cây hoa trong vườn.
  • Tem có mệnh giá 20 penny: Nhờ sự giúp đỡ của hai vợ chồng quạ, cô bé đã vào được hoàng cung.
  • Tem có mệnh giá 25 penny: Gerda từ biệt bà lão người Phần Lan, cưỡi nai đi vào lâu đài bà Chúa Tuyết.
  • Tem có mệnh giá cao nhất (35 penny): Hai em bé gặp nhau tại lâu đài của bà Chúa Tuyết.

Những con tem bắt đầu phát hành vào ngày 28 tháng 11 năm 1972 do Blaser thiết kế.

Đồng tiền kỉ niệm ở Belarus

  • Gerda và Kay .
  • Bà Chúa Tuyết .

Ở trên là đồng tiền kỉ niệm của Belarus nhân dịp kỉ niệm 200 năm ngày sinh của tác giả truyện này. Người ta coi nó là một trong những đồng tiền đẹp nhất của Belarus do С. Некрасова thiết kế. Các đồng tiền này được phát hành đầu tiên vào ngày 24 tháng 2 năm 2005 tại quốc gia này và các nước láng giềng Ba Lan với số lượng khoảng 20000 chiếc.[19]

Mỗi đồng tiền được làm bằng bạc nặng 28,28 gam, trong đó bạc nguyện chất nặng 26,16 gam. Trên thực tế đồng xu là hình trònđường kính khoảng 38,61 mm.[20]

Trên mặt của mỗi đồng tiền còn xuất hiện những chùm bông tuyết trắng ở xung quanh và trọng tâm là hình ảnh của các nhân vật chính trong truyện: Kay, Gerda (đồng tiền bên trái) và bà Chúa Tuyết (đồng tiền bên phải).

Ở đồng tiền thứ nhất (bên trái) bên dưới có khắc số 2005. Đó là thời gian tiền được đúc. Đồng tiền còn được khắc 2 hàng chữ: phía trên: "Cộng hòa Belarus" phía dưới: "DVATSTSATS RUBLEЎ. Trung tâm của đồng tiền là 2 nhân vật chính: Kay và Gerda đang ngồi bên nhau dưới vòm trời với vẻ mặt vui vẻ. Trên tay của hai em bé đang cầm một quyển sách.

Ở đồng tiền thứ hai (bên phải), Bà Chúa Tuyết được điêu khắc như một người phụ nữ đang đội vương miện với đá inset màu xanh lam (là thần khí của hoàng gia). Bà Chúa Tuyết còn được mô tả như thể bà ta quay lại và nhìn vào bạn với khuôn mặt ngọt ngào, xinh đẹp nhưng vẻ mặt lạnh lùng. Phía dưới có dòng chữ СНЕЖНАЯ КАРАЛЕВА

Qua các đồng tiền trên, ta thấy Andersen đã viết bà Chúa Tuyết dựa trên sự hiểu biết sâu sắc của ông về tình yêu Kitô giáo và các mối quan hệ đạo đức tốt đẹp của con người. Vì vậy, trong câu chuyện bà Chúa Tuyết hay đồng tiền phát hành của Belarus xuất hiện biểu tượng hoa hồng - một biểu tượng cổ xưa của tình yêu Kitô giáo. Có thể chúng ta không nhớ về nội dung câu chuyện này nhưng khi nhìn vào các đồng tiền trên, ta có thể hiểu được phần nào của câu chuyện.[21]

Phim và truyền hình

Từ năm 1950 đến năm 1999

  • Năm 1957, Liên Xô đã sản xuất phim hoạt hình Snezhnaya koroleva (Bà Chúa Tuyết, phim năm 1957) và sau này được gọi là Universal Studios dựa trên câu chuyện bà Chúa Tuyết. Phim này được lồng tiếng với các diễn viên:Sandra Dee (vai Gerda), Tommy Kirk (vai Kay) và phim được giới thiệu bởi Art Linkletter.[22] 33 năm sau đó (năm 1990), phim này được thực hiện một lần nữa với sự lồng tiếng của các diễn viên: Kathleen Turner, Mickey Rooney, Kirsten Dunst và Laura San Giacomo.[23]
  • Sau đó vào năm 1966, phim hoạt hình Снежная королева (Bà Chúa Tuyết, phim năm 1966) được sản xuất bởi đạo diễn Gennadi Kazansky. Phim được ra mắt lần đầu tiên vào ngày 6 tháng 11 năm 1967.[24]
  • Năm 1976, phim The Snow Queen (Bà Chúa Tuyết, phim năm 1976) được sản xuất và phát hành bởi đài truyền hình BBC Enterprises (tiền thân của Đài Truyền hình BBC Worldwide) được sản xuất bởi đạo diễn Andrew Gosling.[25][26]
  • Bộ phim hoạt hình của Liên Xô Tayna snezhnoy korolevy (Bí mật của bà Chúa Tuyết, phim năm 1986) dựa theo truyện bà Chúa Tuyết, được sản xuất năm 1986.[27][28] Kịch bản của phim này là Vadim Korostylyov. Có nhiều diễn viên lồng tiếng cho bộ phim này, trong đó Nina Gomiashvili (lồng tiếng Gerda), Yan Puzyrevsky (lồng tiếng Kay), Alisa Freyndlikh (lồng tiếng bà Chúa Tuyết).[29]
  • Lumikuningatar (Bà Chúa Tuyết, phim năm 1986), bộ phim truyền hình dựa trên tác phẩm bà Chúa Tuyết do Phần Lan sản xuất. Phim được ra mắt vào ngày 19 tháng 12 năm 1986. Đạo diễn của phim của phim là Päivi Hartzell. Phim có sự tham gia của các diễn viên: Satu Silvo, Outi Vainionkulma, Sebastian Kaatrasalo.[30]
  • The Snow Queen (Bà Chúa Tuyết, phim năm 1992) là một bộ phim hoạt hình ngắn của Mỹ của kịch bản Maxine Fisher.[31] Phim được lồng tiếng với nhiều diễn viên, trong đó Sigourney Weaver là diễn viên chính.[32]
  • The Snow Queen (Bà Chúa Tuyết, phim năm 1995) là bộ phim hoạt hình Anh sản xuất vào năm 1995. Đạo diễn của phim này là Martin Gates và với sự tham gia lồng tiếng của các diễn viên: Helen Mirren, David Jason, Hugh Laurie, Rik Mayall và Imelda Staunton.[33] Phần còn lại có tựa đề The Snow Queen's Revenge, được phát hành vào năm sau đó.[34]

Từ năm 2000 đến nay

  • Snedronningen' ('Bà Chúa Tuyết, phim năm 2000) là một bộ phim hoạt hình do Đan Mạch sản xuất vào năm 2000 dựa nội dung câu chuyện bà Chúa Tuyết với sự tham gia của 2 đạo diễn: Jacob Jørgensen và Kristof Kuncewicz. Snedronningen được lồng tiếng với nhiều diễn viên trong đó Christian Elmelund (vai Kay), Ronja Mannov Olesen (vai Gerda). Phim được phát hành ngày 2 tháng 4 năm 2000.[35]
  • Snow Queen (Bà Chúa Tuyết, phim năm 2002), là một bộ phim của kênh truyền hình Hallmark, đạo diễn David Wu và với sự tham gia của các diễn viên Bridget Fonda, Jeremy Guilbaut, Chelsea Hobbs, Robert Wisden, và Wanda Cannon.[36]
  • The Snow Queen (Bà Chúa Tuyết, năm 2005), phim truyền hình BBC năm 2005. Bộ phim này sử dụng các kĩ xảo, nghệ thuật, kết hợp hành động trực tiếp và kĩ thuật vi tính tạo ra.[37] Với các bài hát của ca sĩ Paul K. Joyce và Juliet Stevenson với sự tham gia lồng tiếng của Patrick Stewart, bộ phim được chuyển thể từ một buổi hòa nhạc opera năm 2003 được tổ chức tại Trung tâm Nghệ thuật Barbican.[38]
  • 雪の女王 (Bà Chúa Tuyết, phim năm 2005),phim hoạt hình dài tập của Nhật Bản được sản xuất vào năm 2005 với sự hợp tác sản xuất bởi NHK và hãng giải trí TMS. Đạo diễn bộ phim là Osamu Dezaki. Tập đầu tiên của phim này được phát sóng vào ngày 22 Tháng Năm, năm 2005 trên mạng lưới đài truyền hình NHK của Nhật Bản.[39][40]
  • 눈의여왕 (Nữ Chúa Tuyết, phim năm 2006), là bộ phim truyền hình thuộc thể loại kịch thuộc kênh KBS Hàn Quốc sản xuất năm 2006 có độ dài 16 tập.[41] Bộ phim dựa theo tác phẩm bà Chúa Tuyết của Andersen. Các diễn viên tham gia diễn bộ phim này là: Hyun Bin (vai Han Tae Woong), Sung Yu Ri (vai Kim Bo Ra), Go Ju Yun (vai Kim Bo Ra), Im Joo Hwan (vai Suh Gun Woo), Yoo In Young (vai Lee Seung Ri).[42]
  • Ở Nga, Hãng phim Wizart và công ty phim Inlay Film hợp tác sản xuất bộ phim hoạt hình The Snow Queen (Bà Chúa Tuyết, phim năm 2012) dựa theo truyện bà Chúa Tuyết. Bộ phim dự kiến được phát hành trong các rạp chiếu phim ở Nga vào tháng 12 năm 2012.[43]
  • Dựa theo câu chuyện cổ tích này, vào năm 2002, hãng phim hoạt hình Walt Disney đã sản xuất ra phim hoạt hình The Snow Queen (Bà Chúa Tuyết, phim năm 2012) nhưng kết quả không thành công và kế hoạch sản xuất hoãn lại đến tháng 3 năm 2010.[44]
  • Hãng phim Koscherfilm[45] đã chuyển thể tác phẩm Bà Chúa Tuyết thành bộ phim cùng tên dựa trên sách thiếu nhi: Gerda and Kai-The Snow Queen.[46] Đạo diễn Richard Koscher công bố phim vẫn còn trong thời gian sản xuất cho đến Giáng sinh 2012.[47]
  • Nữ hoàng băng giá là bộ phim nhạc kịch tưởng tượng sử dụng công nghệ hoạt hình máy tính do Walt Disney Animation Studios sản xuất và Walt Disney Pictures phát hành năm 2013.[48]

Kịch và opera

Việt Nam

Thế giới

  • Vở diễn opera The Snow Queen được biểu diễn lần đầu tại nhà thờ St Michael's tại Blewbury, Oxfordshire vào ngày 5 tháng 1 năm 1982. Vở kịch được sáng tác bởi Gary Carpenter, tuy nhiên các vai diễn chủ yếu do người dân trong làng biểu diễn. Quá trình thực hiện vở kịch này là chủ đề của bộ phim tài liệu ATV. Phim tài liệu này được phát sóng vào đầu năm 1983.
  • Nhà hát Faerie Tale đã tổ chức vở diễn The Snow Queen vào năm 1985.[23] Trong diễn có sự tham gia của các diễn viên của nhà hát, trong đó có Melissa Gilbert (vai Gerda) và Lee Remick (vai bà Chúa Tuyết).
  • Năm 1998, nó được chuyển thể thành múa ba lê (sáng tác Erin Holt là Giám đốc nghệ thuật thanh niên California) mang tên The Snow Queen - ballet redefined.... Trong năm 2008, công ty đổi tên điệu múa này là California Contemporary Ballet. Đạo diễn và biên đạo với ban nhạc sáng tác và biểu diễn bởi Randall Michael Tobin. Vở múa ba lê được thực hiện hàng năm vào tháng 12 ở Glendale, California. Buổi biểu diễn trực tiếp đã được đạo diễn và biên tập bởi Randall Michael Tobin.[51]
  • Năm 1999, nhà hát off-Broadway đã biểu diễn vở kịch The Snow Queen. Vở kịch này được sản xuất bởi Angela Jones và Noel MacDuffie. Nhạc phim của vở kịch này được phát hành trong một album trên TownHall Records vào năm 2000.[52]
  • Ngày 11 tháng 10 năm 2007, một vở diễn balett The Snow Queen được biểu diễn tại thành phố Liverpool, Anh. Vở ballet được dàn dựng bởi Michael Corder và với sự tham gia biểu diễn của các vũ công: Glurdjidze, Klimentova, Oliveira, Ramos.[53]
  • Một vở kịch câm dựa theo tác phẩm bà Chúa Tuyết được biểu diễn vào 9/10/2009 đến 19/10/2009 tại trung tâm nghệ thuật thành phố St Helens.[54]
  • Công ty DanceVision đã biểu diễn vũ điệu The Snow Queen vào ngày 17 và 18 tháng 12 năm 2011 tại New Jersey.[55] Biên đạo múa là Risa Gary Kaplowitz.
  • Nhà hát kịch MA ở Cambridge, Mỹ đã chuyển thể tác phẩm bà Chúa Tuyết thành vở kịch The Snow Queen. Đạo diễn vở kịch là Allegra Libonati, thiết kế âm thanh và âm nhạc là Aaron Mack. Vở kịch được thực hiện từ 10 đến 31 tháng 10 năm 2011.[56]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bà_chúa_Tuyết http://www.nbrb.by/Coinsbanknotes/CommCoin.asp?id=... http://www.amazon.com/Gerda-Kai-Snow-Queen-ebook/d... http://www.amazon.com/Winters-Child-Once-Upon-Time... http://www.answers.com/topic/the-snow-queen http://itunes.apple.com/au/book/gerda-kai-snow-que... http://www.avclub.com/articles/book-vs-film-the-go... http://www.dancestudiolife.com/tag/the-nutcracker/ http://www.filmbaby.com/films/2209 http://geodaran.com/43 http://www.goodreads.com/book/show/1408026.Spirit